Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Rót tiền tỉ đầu tư nhà nghỉ, khách sạn ở đảo Lý Sơn

Nhận thấy du khách đến huyện đảo Lý Sơn tăng đột biến, nhiều hộ dân ở địa phương này đã chi hàng tỉ đồng xây nhà nghỉ, khách sạn kinh doanh dịch vụ du lịch.

Sau khi được cấp điện quốc gia bằng hệ thống cáp ngầm xuyên biển, hai năm qua, nhiều gia đình ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đầu tư từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng xây nhà nghỉ, khách sạn.
Tích góp vốn liếng cả đời đánh bắt thủy sản trên biển, vay mượn thêm người thân, bạn bè, đầu năm 2015, ông Phan Minh Chuông (ngụ xã An Vĩnh) mạnh dạn thuê đất xây khách sạn mang tên Central Lý Sơn sát bên cầu cảng.

"Lúc ấy nghe tôi đầu tư 23 tỉ đồng xây khách sạn ba tầng sát biển ai cũng bảo để đón gió bão chứ đón khách gì. Nghe họ nói mình cũng lo lắm nhưng đã quyết là làm, may mắn là từ khi đưa vào hoạt động khách sạn gia đình tôi luôn đông khách" - lão ngư phấn khởi nói.

Nhận thấy gia đình ông Chuông xây khách sạn làm ăn khá giả, nhiều gia đình nơi đây đổ xô xây nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ du lịch. Ông Nguyễn Văn Thành (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh) đầu tư 2 tỉ đồng xây dựng nhà nghỉ ba tầng. Sau tròn một năm đưa vào sử dụng, nhà nghỉ Thành Lợi của gia đình ông lúc nào cũng quá tải.

Phía sau cơ ngơi của anh Thành, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Hiệp cũng đang đầu tư hơn 2 tỉ đồng xây nhà nghỉ với 14 phòng theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với lặn biển ngắm tôm, cá, san hô.
"Mình đi sau nên xây nhà nghỉ gắn với dịch vụ du lịch sinh thái biển đảo nhằm tạo thêm sức hấp dẫn để níu chân du khách" - anh Hiệp thổ lộ.

Cũng gần khu vực bến cảng Lý Sơn, bà Trần Thị Phường - chủ nhà nghỉ Tiên Tri cho hay, du khách đến huyện đảo ngày càng nhiều nên gia đình phải dời cây xăng dầu nhường đất để xây thêm nhà nghỉ và mở mặt bằng cho doanh nghiệp thuê kinh doanh dịch vụ du lịch.

"Năm ngoái vợ chồng tôi xây nhà nghỉ ba tầng rồi, giờ tiếp tục xây thêm nhà nghỉ và mở mặt bằng cho thuê ở bên trong cầu cảng Lý Sơn" - bà Phường bộc bạch.

Trước năm 2014, nhiều gia đình ở huyện đảo Lý Sơn từng muốn đầu tư xây nhà nghỉ, khách sạn nhưng mỗi ngày đêm nguồn điện nơi đây chỉ cung cấp trong 6 giờ vì sợ thua lỗ nặng.

Anh Trần Minh Khánh - chủ nhà nghỉ Đại Dương chia sẻ giờ có điện quốc gia, gia đình mới mạnh dạn mở rộng nhà nghỉ, xây nhà hàng với tổng vốn đầu tư 3 tỉ đồng.


Hiện Tập đoàn Mường Thanh cũng đang xây khách sạn 10 tầng (tiêu chuẩn 4 sao) tại huyện đảo Lý Sơn. Khách sạn này dự kiến hoàn thành 30/4 tới có thể đáp ứng chỗ ở cùng lúc 300 du khách.
Thống kê của của UBND huyện Lý Sơn, nếu như năm 2014, địa phương này chỉ có vài nhà nghỉ, khách sạn thì đến nay có đến 30 công trình đưa vào hoạt động có thể cùng lúc đón hơn 2.000 du khách.

Ngoài ra, có ít nhất 5 hộ dân địa phương đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà nghỉ mới cùng 30 gia đình trên đảo tham gia đón khách đến tham quan theo mô hình du lịch cộng đồng "homestay".
Ông Ngô Văn Nghĩa - trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện đảo Lý Sơn cho rằng việc xây khách sạn, nhà nghỉ phục vụ dịch vụ du lịch đang “sốt” ở đảo tiền tiêu này. Nhiều hộ dân chuyển hướng từ nông nghiệp sang xây nhà nghỉ, khách sạn kinh doanh du lịch khó tránh khỏi phá vỡ kiến trúc cảnh quan thiên nhiên nơi đây.

“Quan điểm của huyện là hạn chế xây dựng công trình cao tầng, bê tông cốt thép, phát huy mô hình du lịch cộng đồng homestay nhằm khơi dậy tiềm năng thắng cảnh hoang sơ đảo Lý Sơn” - ông Nghĩa nói.

Còn ông Nguyễn Thanh - Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho rằng địa phương đang phát triển đột phá trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Huyện đã kiến nghị tỉnh sớm chọn đơn vị đơn vấn giàu kinh nghiệm quy hoạch tổng thể đảo Lý Sơn.

"Đối với khu vực 150 ha khu vực trung tâm huyện, chúng tôi quản lý chặt chẽ việc xây các nhà nghỉ, khách sạn. Còn các khu vực khác thì giữ nguyên hiện trạng tránh gây phá vỡ kiến trúc cảnh quan" - ông Thanh cho hay.

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế, kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân đề xuất, việc quy hoạch huyện đảo Lý Sơn theo hướng phát triển đô thị hiện đại với mật độ dân cư đông đúc như đảo Singapore, Hong Kong là không phù hợp.

Theo vị chuyên gia này, Quảng Ngãi cần tìm mô hình quy hoạch cho đảo Lý Sơn theo hướng phát triển dịch vụ du lịch xanh chất lượng cao, vừa cải thiện thu nhập cho người dân địa phương vừa bảo vệ môi trường, tránh gây phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

Thống kê của huyện Lý Sơn, năm 2015, lượng du khách trong nước và quốc tế về đảo tiền tiêu này tham quan đạt gần 100.000 lượt người, tăng hơn 63.000 lượt du khách so với cùng kỳ năm 2014. Riêng ba tháng đầu năm nay, gần 20.000 lượt du khách đến huyện đảo du lịch, dự báo tiếp tục tăng đột biến thời gian tới.

Tháng 6-2015, Quảng Ngãi từng phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh - điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Quy hoạch kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc về quốc phòng an ninh.

Mới đây, địa phương này nêu ý tưởng mời chuyên gia Nhật Bản giúp quy hoạch huyện Lý Sơn theo hướng đô thị biển đảo sinh thái, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng vừa thích ứng biến đổi khí hậu.
Huyện đảo Lý Sơn đã được Chính phủ phê duyệt nằm trong quy hoạch mở rộng hơn 45.300 ha của khu kinh tế Dung Quất, đưa vào quy hoạch đảo du lịch của quốc gia.

>> Khách sạn Lý Sơn
>> Kỳ vĩ hồ nước ngọt trên miệng Núi lửa

Theo Zing news

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Kỳ vĩ hồ nước ngọt trên miệng Núi lửa

Bao đời nay, cứ vào mùa hè là người dân trên đảo Lý Sơn đều phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt, cũng như thiếu nước tưới cho các loại cây trồng. Cùng với đó người dân còn phải hứng hứng chịu cảnh nguồn nước bị nhiễm mặn. Đây là một trong những điều trăn trở lớn nhất của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân trên đảo.


Xuất phát từ sự cần thiết về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trênđảo, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay chính miệng núi lửa trên đỉnh núi Thới Lới.Tin vui này đã làm chonhân dân huyện đảo vui như mở cờ trong bụng, bởi đây là công trình không những chủ động cung cấp nguồn nước sinh hoạt hàng ngày,phục vụ tưới cho hàng trăm hecta đất canh tácmà còn cung cấp nước cho hàng chục tàu thuyền phục vụ hậu cần nghề cáở địa phương.

>> Đảo Lý Sơn được lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Đảo Lý Sơn được lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu

Chiều 3/4, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp để nghe các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và trong nước báo cáo kết quả khảo sát về việc lập hồ sơ Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn, Bình Châu và vùng phụ cận.

Đoàn chuyên gia, nhà khoa học gồm 5 chuyên gia nước ngoài, cũng là thành viên của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO, cùng với 13 chuyên gia trong nước về văn hóa, địa chất đã có cuộc khảo sát 3 ngày đêm tại đảo Lý Sơn và Bình Châu (Quảng Ngãi) từ 31/3 đến 3/4.


Sau khảo sát cụ thể, các chuyên gia đều cho rằng, vùng địa chất tại các địa phương này rất có giá trị, cần phải chăm sóc đặc biệt. Vì vậy, Lý Sơn, Bình Châu và các cùng phụ cận có khả năng trở thành công viên địa chất toàn cầu.

Tuy vậy, điều kiện địa chất chỉ là điều kiện cần, bên cạnh đó còn phải xét đến nhiều điều kiện khác như công tác bảo tồn, giáo dục cộng đồng, phát triển du lịch như thế nào… để các vùng này được công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Ngoài khu vực đảo Lý Sơn, Bình Châu, vùng đất liền của Quảng Ngãi cũng được các chuyên gia đánh giá là vùng địa chất có sự đa dạng, phong phú hiếm có. Các vùng này nên được xem là vùng phụ cận của công viên địa chất toàn cầu khi đã hoàn thành.

Theo các chuyên gia, Quảng Ngãi đang chỉ ở bước khởi đầu trong tiến trình hình thành nên công viên địa chất toàn cầu, nhưng đã có sức ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển du lịch tại địa phương. Ngay từ bây giờ, địa phương cần quản lý môi trường sinh thái một cách hiệu quả, để làm bước khởi đầu để được công nhận là công viên địa chất toàn cầu thực sự trong tương lai.

Do đó, tỉnh Quảng Ngãi cần xác định khuôn viên, diện tích để lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu trình Ủy ban di sản Quốc gia, sau đó là tổ chức UNESCO. Đồng thời, phải có bộ máy vận hành chuyên trách tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc lập hồ sơ công viên địa chất toàn cầu.

Tại đây, các chuyên gia đã tham gia góp ý để sớm hình thành được Công viên địa chất tại Lý Sơn, Bình Châu. Giáo sư Tiến sĩ Ibrahim Komoo- Phó Chủ tịch Hiệp hội mạng lưới công viên địa chất toàn cầu cho biết: "Chúng tôi đã tham quan 7 điểm địa chất ở đảo Lý Sơn và bãi biển Bình Châu, có nhiều điểm rất giá trị, nhưng cần phải chăm sóc đặc biệt và phát triển hơn nữa. Những điểm này rất có tiềm năng phát triển du lịch và có thể phát triển du lịch ngay từ hôm nay".

Theo Tiến sĩ Mahico Watanabe- thành viên Hội đồng tư vấn hệ thống công viên địa chất toàn cầu Châu Á Thái Bình Dương: Trước khi trình hồ sơ lên Hội đồng di sản thế giới của UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu, cần phải có sự xét duyệt và thừa nhận của Ủy di sản Quốc gia. Dựa trên con dấu của Ủy ban di sản Quốc gia, Hội đồng di sản thế giới sẽ làm việc, đánh giá và kết luận.

Còn Tiến sĩ Nancy Rhoenar Aguda-Đại học Tổng hợp Philippines nêu ý kiên: Nhà nước, tư nhân hay cộng đồng, nhân tố nào quyết định hình thành nên công viên địa chất toàn cầu? Đó chính là người dân địa phương. Vì vậy cần phải kêu gọi sự tham gia của người dân địa phương trong bảo tồn và phát triển công viên địa chất. Thay đổi nhận thức của một người dân rất khó khăn và nhiều thách thức để phát triển du lịch địa chất. Do đó, chính quyền cần phải hết sức kiên nhẫn, tích cực triển khai các hoạt động giáo dục cộng đồng, nâng cao ý thức. Làm được điều này, có nghĩa là đã thành công bước đầu.

Sau khi nghe các chuyên gia, nhà khoa học góp ý, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học đã giúp cho tỉnh Quảng Ngãi có thêm thông tin, tư liệu về sự hình thành địa chất ở một số địa phương với sự đa dạng và phong phú hiếm có. Qua đó, tỉnh có thêm sự quyết tâm và củng cố niềm tin về sự hình thành công viên địa chất toàn cầu tại Quảng Ngãi.

Tuy chưa xác định được khuôn viên cụ thể của công viên địa chất toàn cầu, nhưng Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích khẳng định, sẽ đặt Lý Sơn nằm trong vùng được bảo tồn của công viên địa chất toàn cầu và một số vùng khác để lập hồ sơ trình UNESCO. Quảng Ngãi sẽ nhanh chóng thực hiện việc tuyên truyền cho nhân dân địa phương nằm trong vùng công viên địa chất, để nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo tồn môi trường sinh thái.

Sau buổi làm việc này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ trình hồ sơ lên UBND tỉnh xem xét, phê duyệt công nhận công viên địa chất cấp tỉnh. Tiếp theo đó, tỉnh Quảng Ngãi đề ra tiến độ cụ thể để được công nhận là công nhân địa chất cấp quốc gia và toàn cầu.

Hương vị hải sản nướng trên biển đêm Lý Sơn

Đinh Thị Hương - TTXVN