Mùi thơm của ngao, sò, ốc, mực... trên vỉ nướng sẽ đánh thức vị giác của bất kỳ thực khách nào khi ngồi ăn đêm bên biển ở Lý Sơn.
Đến Lý Sơn du khách có thể hưởng trọn vẻ yên bình của biển cùng người dân địa phương và nếm những đĩa hải sản tươi sống. Tất cả nguyên liệu tươi ngon đều được đánh bắt vào ban ngày.
Địa điểm thực khách chọn cho bữa tiệc nướng trên biển tại Lý Sơn thường là khu vực hang Câu. Đây cũng là nơi những ngư dân sau chuyến bám biển dài ngày tụ tập để hàn huyên chuyện trò về công việc và cuộc sống. Vì thế, trải nghiệm ăn hải sản đêm của bạn càng trở nên đặc biệt hơn.
Từ cảng Lý Sơn, bạn men theo con đường ven biển, tới khu vực những cánh đồng tỏi phía đông của đảo. Sau đó, rẽ vào con đường nhỏ dẫn tới khu vực hang Câu, khi thấy ánh sáng le lói của một căn chòi dựng tạm bên biển là bạn đã tìm được đúng nơi cho bữa ăn đêm. Mặc dù ở Lý Sơn không có đèn đường, an ninh trên đảo rất tốt và người dân hiền hậu nên du khách không cần quá lo lắng.
Nếu tới sớm, du khách có nhiều sự lựa chọn cho bữa ăn của mình hơn như tôm hùm, cua huỳnh đế, mực cơm, ốc, sò huyết… Chủ quán cho biết, anh chỉ bán đúng với số lượng đánh bắt được trong ngày, chứ không nhập về thêm. Khi rảnh tay, anh lại ngồi nhâm nhi vài chén cùng thực khách hoặc giúp họ cách nướng hải sản.
Sau khi khách “đi chợ” xong, nhân viên quán, thường là mấy đứa trẻ con chủ quán sẽ bưng ra một chậu than hoa, vỉ nướng và chỗ hải sản thực khách đã chọn. Giá một kg ốc là 20.000 - 40.000 đồng, một kg ngán, ngao dao động 40.000 - 60.000 đồng và mực có giá khoảng 80.000 - 100.000 đồng một kg.
Với những du khách chưa có kinh nghiệm, chủ hàng sẽ tận tình giúp bạn nướng và điều chỉnh lửa sao cho nguyên liệu chín đều. Không cần tẩm ướt gia vị, bạn chỉ cần chấm những con ốc thơm và béo ngậy với muối chanh ớt hoặc sa tế để thưởng thức hết mùi vị đậm đà.
Khi nướng mực, màu trắng đổi ngà ngà sang vàng nâu là bạn có thể thưởng thức ngay. Mực mới nướng thịt mềm, không bị dai, có vị ngọt và thơm, thêm một chút mỡ và hành sẽ càng làm dậy mùi của hải sản.
Bạn sẽ phải kiên nhẫn ngồi chờ những con ốc, sò chín và xuýt xoa khi ngửi thấy mùi hương tỏa ra trên vỉ nướng. Trong lúc đó, du khách có thể giao lưu, trò chuyện hoặc được dân địa phương mời rượu. Sau hơn 8h tối, những người dân bắt đầu đi về, không khí biển đêm vắng vẻ đúng nghĩa sẽ được trả lại cho du khách.
>> 70 tỷ đồng xây khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Minh Đức/vnexpress
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016
70 tỷ đồng xây khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa có diện tích gần 2ha trên núi Thới Lới, phía Đông bắc đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), kinh phí xây dựng 70 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm "Nghĩa sĩ Hoàng Sa". Công trình có vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng trên diện tích gần 2ha tại núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn.
Khu tưởng niệm xây dựng trên cơ sở đồ án "Người mẹ thắp lửa" do kiến trúc sư Trần Văn Dũng (TP HCM) thiết kế, được chọn từ 100 bản vẽ, 5 mô hình... của 21 đơn vị, tập thể và cá nhân tham gia cuộc thi thiết kế tổ chức cách đây hơn một năm.
Kiến trúc sư Dũng cho hay, hình ảnh người mẹ thắp lửa được lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng.
"Ngọn đèn này được làm giống hình trái tim, với ý nghĩa tưởng niệm những người con đất Việt đã ngã xuống vì chủ quyền Hoàng Sa thiêng liêng. Ngọn đèn còn là biểu tượng thắp lên lòng yêu nước với thế hệ trẻ", ông Dũng nói và cho biết dọc tuyến đường dẫn lên tượng đài sẽ có những bức phù điêu để cung cấp thêm các thông tin liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, cho biết việc chọn Lý Sơn để xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa mang nhiều ý nghĩa, bởi nơi đây như một bảo tàng sống về Hoàng Sa với những di chỉ của Triều đình Nhà Nguyễn cho ngư dân ra khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa là công trình thứ hai trong khuôn khổ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động từ tháng 3/2014. Công trình thứ nhất là “Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma” được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) hồi tháng 3/2015.
>> Những cô nàng độc thân đi Lý Sơn chỉ với 3 triệu đồng
Nguyễn Đông/vnexpress
Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, báo Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm "Nghĩa sĩ Hoàng Sa". Công trình có vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng trên diện tích gần 2ha tại núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn.
Khu tưởng niệm xây dựng trên cơ sở đồ án "Người mẹ thắp lửa" do kiến trúc sư Trần Văn Dũng (TP HCM) thiết kế, được chọn từ 100 bản vẽ, 5 mô hình... của 21 đơn vị, tập thể và cá nhân tham gia cuộc thi thiết kế tổ chức cách đây hơn một năm.
Kiến trúc sư Dũng cho hay, hình ảnh người mẹ thắp lửa được lấy ý tưởng từ những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng.
"Ngọn đèn này được làm giống hình trái tim, với ý nghĩa tưởng niệm những người con đất Việt đã ngã xuống vì chủ quyền Hoàng Sa thiêng liêng. Ngọn đèn còn là biểu tượng thắp lên lòng yêu nước với thế hệ trẻ", ông Dũng nói và cho biết dọc tuyến đường dẫn lên tượng đài sẽ có những bức phù điêu để cung cấp thêm các thông tin liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, cho biết việc chọn Lý Sơn để xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa mang nhiều ý nghĩa, bởi nơi đây như một bảo tàng sống về Hoàng Sa với những di chỉ của Triều đình Nhà Nguyễn cho ngư dân ra khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa là công trình thứ hai trong khuôn khổ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phát động từ tháng 3/2014. Công trình thứ nhất là “Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma” được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) hồi tháng 3/2015.
>> Những cô nàng độc thân đi Lý Sơn chỉ với 3 triệu đồng
Nguyễn Đông/vnexpress
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016
Những cô nàng độc thân đi Lý Sơn chỉ với 3 triệu đồng
Nhóm bạn của Ngọc Trâm có chuyến đi trong mơ đến đảo Lý Sơn với nhiều kỷ niệm đẹp cùng chi phí rất tiết kiệm.
Bạn Nguyễn Ngọc Trâm (sinh năm 1995, sinh viên ở Hà Nội) cùng với 4 cô bạn học có sở thích cùng nhau đi du lịch "lên rừng xuống biển". Không có quá nhiều kinh nghiệm, với tinh thần: "vì bạn còn trẻ, cứ đi đi", Trâm cùng nhóm bạn đã có một kỳ nghỉ đáng ghen tỵ ở đảo Lý Sơn, với chi phí 3 triệu đồng cho 4 ngày 3 đêm.
Trâm chia sẻ: "Đây là một trải nghiệm không bao giờ quên trong cuộc đời. Với số tiền bỏ ra thực sự chuyến đi này xứng đáng gấp trăm lần. Ngày trước cứ chờ có 40 triệu đồng để đi Maldives nhưng đi Lý Sơn về là quá đủ trong cuộc đời rồi. Tôi khuyên mọi người hãy đi tự túc để chủ động về thời gian và làm những gì mình thích".
Dưới đây là tư vấn chi tiết của Trâm, từng nhận được rất nhiều lượt chia sẻ và ấn "like" của người đọc:
1. Vé máy bay:
Vé máy bay của Vietnam Airlines giá khứ hồi là 1.845.000 đồng, nên đặt vé càng sớm càng tốt giá vé sẽ rẻ hơn rất nhiều. Vì đặt vé trước ngày đi 3 ngày nên giá Trâm mua khá cao so với mùa này. Bạn có thể chọn các hãng khác như Vietjet Air cũng đang có đợt vé giá rẻ.
2. Lịch trình cụ thể:
Ngày 1: Hà Nội - Chu Lai - cảng Sa Kỳ:
- 11h: có mặt tại sân bay làm thủ tục (đi taxi airport từ đường Trần Duy Hưng đến sân bay Nội Bài là 220.000 đồng, gọi điện báo địa điểm và thời gian hôm sau sẽ có xe đến đón).
- 14h - 15h50: máy bay cất cánh từ sân bay Nội Bài đến sân bay Chu Lai.
- 16h10 - 17h10: có xe trung chuyển miễn phí đưa khách du lịch từ sân bay Chu Lai đến thành phố Quảng Ngãi. Các bạn xuống điểm cuối 332 Phan Đình Phùng.
- 17h10 - 17h50: đi taxi đến cảng Sa Kỳ 18 km hết 250.000 đồng (có thể đi xe buýt nếu muốn tiết kiệm thêm chi phí).
Trâm đã đặt phòng trước ở nhà nghỉ Hương Biển (01645296803) ngay gần cổng nhà ga, 5 người thuê một phòng đôi 160.000 đồng một đêm. Tắm gội rồi đi ăn tối. Ăn tối ở cảng rất ngon và rẻ: hủ tiếu 15.000 đồng, bắp xào 10.000 đồng, ram thịt nướng đặc sản Quảng Ngãi chỉ với 130.000 đồng cho 5 người ăn.
Ngày 2: cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn:
- 6h: có mặt ở nhà ga cảng Sa Kỳ để xếp hàng mua vé tàu ra đảo (105.000 đồng một người một lượt), sau đó ăn sáng tại căng tin nhà ga hoặc bên ngoài cổng ga.
- 8h - 9h: lên tàu ra đảo lớn Lý Sơn.
- Nhóm Trâm đặt trước phòng ở nhà nghỉ Bình Yên, đến nơi gọi điện có người ra đón, giá phòng đôi 200.000 đồng một đêm. Nghỉ ngơi ăn trưa trên đảo, cơm bình dân rất ngon, lạ miệng và rẻ 20.000 đồng một suất.
- 11h30: tham quan đảo. Nên chọn đi taxi nếu đi đông (nếu thuê xe máy là 150.000 đồng một ngày và tự đổ xăng). Đi taxi Tiên Sa (17.000 đồng một km).
- Đầu tiên, nhóm tới chùa Hang, chùa nằm hướng ra biển rất linh thiêng và độc đáo, nước biển rất trong và đẹp.
- Tiếp tục đi lên núi Thới Lới, chỗ có cột cờ Việt Nam rồi ngắm huyện đảo Lý Sơn từ trên cao.
- Tiếp theo tới Hang Câu, ở đây có vách đá uốn lượn rất kỳ vĩ có thể leo lên đó chụp ảnh, nước biển trong xanh, có thể xuống biển tắm, nhưng sóng khá to chỉ nên tắm gần bờ.
-16h: về nhà nghỉ tắm gội, thay đồ (nếu còn sớm có thể đến các địa điểm khác tham quan thêm: Âm Linh tự, giếng Vua, chùa Đục...)
-17h: ngắm hoàng hôn ở cổng Tò Vò.
- 18h30: ăn tối ở nhà hàng hải sản Hải Phát (nghe nói đây là quán đông khách nhất ở đó). Hải sản tươi sống cá, ốc, mực... chọn và nướng ngay tại chỗ, ngoài ra còn có gà non tẩm gia vị nướng, lẩu Thái hải sản... rất rẻ mà lại tươi ngon, 410.000 đồng cho 5 người.
- 20h: uống cà phê ở khách sạn Lý Sơn Central, tầng 3 view hướng ra biển rất đẹp gió mát rượi.
- 21h30: về phòng nghỉ ngơi để sáng hôm sau dậy sớm đi ngắm bình minh.
Ngày 3: Ngắm bình minh trên đỉnh Thới Lới - đảo Bé - cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi
- 5h: đi taxi lên đỉnh Thới Lới ngắm bình minh (ngắm trên hồ Thới Lới là rõ nhất). Thực sự chưa bao giờ mình thấy mặt trời gần và ảo diệu đến vậy.
- 6h30: về phòng nhờ anh chủ nhà nghỉ mua hộ vé tàu chiều về đất liền (7h bắt đầu bán vé), sau đó đi ăn sáng rồi ra chợ ngay gần đó mua quà mang về.
- 8h - 8h30: lên tàu ra đảo Bé (đảo An Bình) giá vé khứ hồi là 50.000 đồng một người. Liên hệ trước anh Liêm để anh sắp xếp ghế ngồi.
- 8h30: đi xe tuk tuk 10.000 đồng một người một lượt đến bãi tắm đảo Bé. Bãi tắm này được ví như Maldives của Việt Nam. Từ đẹp không đủ để tả nước biển ở đây, như là "thiên đường mặt đất". Bác lái xe tuk tuk sẽ đợi mọi người luôn ở đó để đưa đến các địa điểm kế tiếp. Sau khi tắm biển, bạn có thể đi tham quan các địa điểm khác như rặng dừa, đi ngắm san hô, đi hái cam...
- 10h50: lên xe tuk tuk quay lại bến tàu.
- 11h - 11h30: lên tàu về đảo Lớn, sau đó ăn trưa, nghỉ ngơi xếp đồ, trả phòng chuẩn bị về đất liền.
- 13h30 - 14h30: lên tàu về cảng Sa Kỳ.
- 14h40 - 15h20: đi taxi từ cảng Sa Kỳ về thành phố Quảng Ngãi (vẫn 250.000 đồng), thuê phòng tại nhà nghỉ Cảnh Phượng 182 Phan Đình Phùng 5 người với giá 260.000 đồng một đêm để tiện sáng hôm sau đón xe trung chuyển ở số 332 ra sân bay Chu Lai. Nhận phòng xong tắm gội nghỉ ngơi.
- 19h: đi bộ dọc các phố Hùng Vương, Quang Trung ở thành phố Quảng Ngãi, ăn các món ăn đặc sản như: don, bánh tráng mắm ruốc, nem nướng phố huyện, mỳ Quảng... Ăn no nê đủ món mà chưa đến 50.000 đồng một người.
- 22h: phố vãn người, hàng quán dần đóng cửa không khí rất bình yên nhưng khá buồn. Hát karaoke là trải nghiệm thú vị, không khí cực náo nhiệt, tấp nập khác hẳn với không khí trên phố khi nãy.
- 23h30: về phòng nghỉ ngơi.
Ngày 4: thành phố Quảng Ngãi - Hà Nội
- 7h: ra 332 Phan Đình Phùng đón xe trung chuyển miễn phí tới sân bay Chu Lai (ngoài ra còn có chuyến 9h và 10h tuỳ vào giờ bay mà sắp xếp thời gian sao cho hợp lý).
- 8h: đến sân bay Chu Lai, ăn sáng, làm thủ tục.
- 11h25 - 13h15: bay từ sân bay Chu Lai đến sân bay Nội Bài.
- Gọi tiếp taxi Airport đến đón, chiều về đắt hơn 100.000 đồng nên hết 320.000 đồng.
3. Chi phí cụ thể từng người:
- Vé máy bay 1.845.000 đồng
- Tàu xe, đi lại 500.000 đồng
- Nhà nghỉ 160.000 đồng
- Ăn uống 400.000 đồng
Tổng cộng: 3 triệu đồng
Nhưng bạn vẫn nên mang 3,5 triệu đồng là yên tâm nhất, đề phòng phát sinh thêm, trên đảo có cây ATM nên có thể mang thẻ theo.
4. Lưu ý
Nhà nghỉ ở cảng Sa Kỳ cũng như trên đảo Lý Sơn tuy có điều hoà nhưng không lắp nóng lạnh, vì vậy không có nước nóng để tắm. Đi Lý Sơn nên tránh 3 tháng 4-5-6 lúc đó đang là mùa du lịch nên khách du lịch đông và giá cả đắt đỏ.
Hình ảnh của Trâm và các bạn
>> Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
Theo Ngoisao
Bạn Nguyễn Ngọc Trâm (sinh năm 1995, sinh viên ở Hà Nội) cùng với 4 cô bạn học có sở thích cùng nhau đi du lịch "lên rừng xuống biển". Không có quá nhiều kinh nghiệm, với tinh thần: "vì bạn còn trẻ, cứ đi đi", Trâm cùng nhóm bạn đã có một kỳ nghỉ đáng ghen tỵ ở đảo Lý Sơn, với chi phí 3 triệu đồng cho 4 ngày 3 đêm.
Trâm chia sẻ: "Đây là một trải nghiệm không bao giờ quên trong cuộc đời. Với số tiền bỏ ra thực sự chuyến đi này xứng đáng gấp trăm lần. Ngày trước cứ chờ có 40 triệu đồng để đi Maldives nhưng đi Lý Sơn về là quá đủ trong cuộc đời rồi. Tôi khuyên mọi người hãy đi tự túc để chủ động về thời gian và làm những gì mình thích".
Dưới đây là tư vấn chi tiết của Trâm, từng nhận được rất nhiều lượt chia sẻ và ấn "like" của người đọc:
1. Vé máy bay:
Vé máy bay của Vietnam Airlines giá khứ hồi là 1.845.000 đồng, nên đặt vé càng sớm càng tốt giá vé sẽ rẻ hơn rất nhiều. Vì đặt vé trước ngày đi 3 ngày nên giá Trâm mua khá cao so với mùa này. Bạn có thể chọn các hãng khác như Vietjet Air cũng đang có đợt vé giá rẻ.
2. Lịch trình cụ thể:
Ngày 1: Hà Nội - Chu Lai - cảng Sa Kỳ:
- 11h: có mặt tại sân bay làm thủ tục (đi taxi airport từ đường Trần Duy Hưng đến sân bay Nội Bài là 220.000 đồng, gọi điện báo địa điểm và thời gian hôm sau sẽ có xe đến đón).
- 14h - 15h50: máy bay cất cánh từ sân bay Nội Bài đến sân bay Chu Lai.
- 16h10 - 17h10: có xe trung chuyển miễn phí đưa khách du lịch từ sân bay Chu Lai đến thành phố Quảng Ngãi. Các bạn xuống điểm cuối 332 Phan Đình Phùng.
- 17h10 - 17h50: đi taxi đến cảng Sa Kỳ 18 km hết 250.000 đồng (có thể đi xe buýt nếu muốn tiết kiệm thêm chi phí).
Trâm đã đặt phòng trước ở nhà nghỉ Hương Biển (01645296803) ngay gần cổng nhà ga, 5 người thuê một phòng đôi 160.000 đồng một đêm. Tắm gội rồi đi ăn tối. Ăn tối ở cảng rất ngon và rẻ: hủ tiếu 15.000 đồng, bắp xào 10.000 đồng, ram thịt nướng đặc sản Quảng Ngãi chỉ với 130.000 đồng cho 5 người ăn.
Ngày 2: cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn:
- 6h: có mặt ở nhà ga cảng Sa Kỳ để xếp hàng mua vé tàu ra đảo (105.000 đồng một người một lượt), sau đó ăn sáng tại căng tin nhà ga hoặc bên ngoài cổng ga.
- 8h - 9h: lên tàu ra đảo lớn Lý Sơn.
- Nhóm Trâm đặt trước phòng ở nhà nghỉ Bình Yên, đến nơi gọi điện có người ra đón, giá phòng đôi 200.000 đồng một đêm. Nghỉ ngơi ăn trưa trên đảo, cơm bình dân rất ngon, lạ miệng và rẻ 20.000 đồng một suất.
- 11h30: tham quan đảo. Nên chọn đi taxi nếu đi đông (nếu thuê xe máy là 150.000 đồng một ngày và tự đổ xăng). Đi taxi Tiên Sa (17.000 đồng một km).
- Đầu tiên, nhóm tới chùa Hang, chùa nằm hướng ra biển rất linh thiêng và độc đáo, nước biển rất trong và đẹp.
- Tiếp tục đi lên núi Thới Lới, chỗ có cột cờ Việt Nam rồi ngắm huyện đảo Lý Sơn từ trên cao.
- Tiếp theo tới Hang Câu, ở đây có vách đá uốn lượn rất kỳ vĩ có thể leo lên đó chụp ảnh, nước biển trong xanh, có thể xuống biển tắm, nhưng sóng khá to chỉ nên tắm gần bờ.
-16h: về nhà nghỉ tắm gội, thay đồ (nếu còn sớm có thể đến các địa điểm khác tham quan thêm: Âm Linh tự, giếng Vua, chùa Đục...)
-17h: ngắm hoàng hôn ở cổng Tò Vò.
- 18h30: ăn tối ở nhà hàng hải sản Hải Phát (nghe nói đây là quán đông khách nhất ở đó). Hải sản tươi sống cá, ốc, mực... chọn và nướng ngay tại chỗ, ngoài ra còn có gà non tẩm gia vị nướng, lẩu Thái hải sản... rất rẻ mà lại tươi ngon, 410.000 đồng cho 5 người.
- 20h: uống cà phê ở khách sạn Lý Sơn Central, tầng 3 view hướng ra biển rất đẹp gió mát rượi.
- 21h30: về phòng nghỉ ngơi để sáng hôm sau dậy sớm đi ngắm bình minh.
Ngày 3: Ngắm bình minh trên đỉnh Thới Lới - đảo Bé - cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi
- 5h: đi taxi lên đỉnh Thới Lới ngắm bình minh (ngắm trên hồ Thới Lới là rõ nhất). Thực sự chưa bao giờ mình thấy mặt trời gần và ảo diệu đến vậy.
- 6h30: về phòng nhờ anh chủ nhà nghỉ mua hộ vé tàu chiều về đất liền (7h bắt đầu bán vé), sau đó đi ăn sáng rồi ra chợ ngay gần đó mua quà mang về.
- 8h - 8h30: lên tàu ra đảo Bé (đảo An Bình) giá vé khứ hồi là 50.000 đồng một người. Liên hệ trước anh Liêm để anh sắp xếp ghế ngồi.
- 8h30: đi xe tuk tuk 10.000 đồng một người một lượt đến bãi tắm đảo Bé. Bãi tắm này được ví như Maldives của Việt Nam. Từ đẹp không đủ để tả nước biển ở đây, như là "thiên đường mặt đất". Bác lái xe tuk tuk sẽ đợi mọi người luôn ở đó để đưa đến các địa điểm kế tiếp. Sau khi tắm biển, bạn có thể đi tham quan các địa điểm khác như rặng dừa, đi ngắm san hô, đi hái cam...
- 10h50: lên xe tuk tuk quay lại bến tàu.
- 11h - 11h30: lên tàu về đảo Lớn, sau đó ăn trưa, nghỉ ngơi xếp đồ, trả phòng chuẩn bị về đất liền.
- 13h30 - 14h30: lên tàu về cảng Sa Kỳ.
- 14h40 - 15h20: đi taxi từ cảng Sa Kỳ về thành phố Quảng Ngãi (vẫn 250.000 đồng), thuê phòng tại nhà nghỉ Cảnh Phượng 182 Phan Đình Phùng 5 người với giá 260.000 đồng một đêm để tiện sáng hôm sau đón xe trung chuyển ở số 332 ra sân bay Chu Lai. Nhận phòng xong tắm gội nghỉ ngơi.
- 19h: đi bộ dọc các phố Hùng Vương, Quang Trung ở thành phố Quảng Ngãi, ăn các món ăn đặc sản như: don, bánh tráng mắm ruốc, nem nướng phố huyện, mỳ Quảng... Ăn no nê đủ món mà chưa đến 50.000 đồng một người.
- 22h: phố vãn người, hàng quán dần đóng cửa không khí rất bình yên nhưng khá buồn. Hát karaoke là trải nghiệm thú vị, không khí cực náo nhiệt, tấp nập khác hẳn với không khí trên phố khi nãy.
- 23h30: về phòng nghỉ ngơi.
Ngày 4: thành phố Quảng Ngãi - Hà Nội
- 7h: ra 332 Phan Đình Phùng đón xe trung chuyển miễn phí tới sân bay Chu Lai (ngoài ra còn có chuyến 9h và 10h tuỳ vào giờ bay mà sắp xếp thời gian sao cho hợp lý).
- 8h: đến sân bay Chu Lai, ăn sáng, làm thủ tục.
- 11h25 - 13h15: bay từ sân bay Chu Lai đến sân bay Nội Bài.
- Gọi tiếp taxi Airport đến đón, chiều về đắt hơn 100.000 đồng nên hết 320.000 đồng.
3. Chi phí cụ thể từng người:
- Vé máy bay 1.845.000 đồng
- Tàu xe, đi lại 500.000 đồng
- Nhà nghỉ 160.000 đồng
- Ăn uống 400.000 đồng
Tổng cộng: 3 triệu đồng
Nhưng bạn vẫn nên mang 3,5 triệu đồng là yên tâm nhất, đề phòng phát sinh thêm, trên đảo có cây ATM nên có thể mang thẻ theo.
4. Lưu ý
Nhà nghỉ ở cảng Sa Kỳ cũng như trên đảo Lý Sơn tuy có điều hoà nhưng không lắp nóng lạnh, vì vậy không có nước nóng để tắm. Đi Lý Sơn nên tránh 3 tháng 4-5-6 lúc đó đang là mùa du lịch nên khách du lịch đông và giá cả đắt đỏ.
Hình ảnh của Trâm và các bạn
>> Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
Theo Ngoisao
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016
Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
Sáng ngày 14/1, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết Chủ tịch tỉnh vừa ký quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn nhằm bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong, cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực đảo Lý Sơn.
Theo đó, phạm vi khu bảo tồn biển Lý Sơn từ Bắc - Nam (điểm P11 - P3) và từ Tây - Đông (điểm P12 - P6). Tổng diện tích khu bảo tồn 7.925ha, trong đó diện tích mặt nước biển là 7.113ha. Diện tích được chia thành 3 vùng chức năng bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích 620ha), vùng phục hồi sinh thái (diện tích 2.024ha), vùng phát triển (4.469ha) và vành đai bảo vệ (diện tích 2.500ha, độ rộng từ 500 - 1.000m tính từ ranh giới ngoài của khu bảo tồn).
Theo đó, phạm vi khu bảo tồn biển Lý Sơn từ Bắc - Nam (điểm P11 - P3) và từ Tây - Đông (điểm P12 - P6). Tổng diện tích khu bảo tồn 7.925ha, trong đó diện tích mặt nước biển là 7.113ha. Diện tích được chia thành 3 vùng chức năng bao gồm vùng bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích 620ha), vùng phục hồi sinh thái (diện tích 2.024ha), vùng phát triển (4.469ha) và vành đai bảo vệ (diện tích 2.500ha, độ rộng từ 500 - 1.000m tính từ ranh giới ngoài của khu bảo tồn).
Khu bảo tồn biển Lý Sơn thực hiện các chương trình như bảo tồn, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển cộng đồng, giáo dục về môi trường kết hợp với du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.
Cùng với chức năng trên, Khu bảo tồn biển Lý Sơn được thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Trong 3 năm đầu tiên, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn hoạt động do nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên và tiến tới tự chủ đảm bảo chi thường xuyên.
Với quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn có hiệu lực từ ngày 12/1/2016, do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ký quyết định.
Hồng Long
Nguồn: http://dantri.com.vn/moi-truong/thanh-lap-khu-bao-ton-bien-ly-son-20160114151338481.htm
Chi tiết chi phí 1 bộ ảnh cưới Lý Sơn cặp đôi nên biết
Thực tế, chụp ảnh cưới ở đảo Lý Sơn không hề đắt như bạn nghĩ.
Để có 1 bộ ảnh cưới chụp tại thiên đường Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhiều người nghĩ sẽ phải chi 1 khoản tiền lớn nhưng thực tế đó là một khoản tiền khá bình dân với mặt bằng hiện nay.
Dưới đây là bộ ảnh cưới của cặp đôi Quyên và Nhật vừa được thực hiện tại Lý Sơn, bộ ảnh gây ấn tượng với những shoot hình đậm chất nghệ thuật, những góc cảnh đẹp như thiên đường với những gam màu lung linh, trong trẻo.
Rất nhiều cặp đôi mong muốn được 1 lần đến Lý Sơn, hòn đảo thiên đường ở Quãng Ngãi và hiện thực hóa ước mơ chụp ảnh cưới ở đây. Nhưng có lẽ vì chi phí hạn hẹp nên mong muốn đó rồi cũng bị bỏ lỡ.
Tuy nhiên, theo như chúng tôi khảo sát tại nhiều studio trên địa bàn Đà Nẵng, nhiều nhiếp ảnh gia cho hay chi phí thực hiện bộ ảnh cưới ở Lý Sơn không hề đắt 1 chút nào.
1 bộ ảnh cưới chụp tại Lý Sơn có giá trọn gói là 16 triệu đồng (gồm 40 trang ảnh, 1 DVD slideshow, 2 ảnh kích cỡ 60x90cm và 1 DVD ảnh gốc). Đây là mức giá bình dân với mặt bằng chung hiện nay.
Tuy nhiên, để đến Lý Sơn thường phát sinh thêm một số chi phí khác. 16 triệu đồng chỉ là chi phí make-up, chụp ảnh, in ấn còn việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi cô dâu, chú rể sẽ phải tự túc.
Nếu muốn giao trọn gói tất cả việc đi lại, ăn uống... cho ê-kip ảnh cưới, cặp đôi sẽ phải chi thêm 4 - 5 triệu đồng. Một ê-kip ảnh cưới thường gồm ít nhất 3 người: 2 nhiếp ảnh và 1 make-up.
Chi phí di chuyển từ Đà Nẵng đến Sa Kỳ (Quảng Ngãi) khoảng 100.000 đồng/người, tiếp tục di chuyển đến Lý Sơn khoảng 100.000 đồng/người.
Sau đó, các cặp đôi có thể thuê phòng nghỉ với giá 250.000 đồng/ngày, ở homestay sẽ rẻ hơn khoảng 100.000 đồng/đêm.
Chi phí ăn uống cũng không có sự biến động so với trong đất liền, khoảng 50.000 đồng/người/bữa ăn.
Chụp ảnh cưới tại Lý Sơn thường ở 2 nơi chính là đảo lớn và đảo bé, để đến những nơi này bạn phải thuê tàu, chi phí khứ hồi khoảng 80.000 đồng/người. Tiếp đó, bạn sẽ thuê xe để di chuyển quanh đảo này 200.000 đồng cho cả ê-kip.
Như vậy, cặp đôi sẽ mất cỡ 20 triệu đồng cho toàn bộ chi phí chụp ảnh cưới ở Lý Sơn.
Thời gian nán lại nơi này khoảng 1,5 ngày. Tuy nhiên, thường thì các cặp sẽ ở lại đây thêm vài ngày để khám phá như một cách tận dụng chuyến đi của mình.
Hãy cùng xem thêm những bức ảnh cưới tuyệt đẹp mà các bạn có thể chụp được ở hòn đảo vạn người mê này.
>> Kinh nghiệm du lịch 30/4: Làm sao để có kỳ nghỉ tốt đẹp?
Ảnh: Le Petit Prince
Theo Tài Teen/Baodatviet.vn
Để có 1 bộ ảnh cưới chụp tại thiên đường Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhiều người nghĩ sẽ phải chi 1 khoản tiền lớn nhưng thực tế đó là một khoản tiền khá bình dân với mặt bằng hiện nay.
Dưới đây là bộ ảnh cưới của cặp đôi Quyên và Nhật vừa được thực hiện tại Lý Sơn, bộ ảnh gây ấn tượng với những shoot hình đậm chất nghệ thuật, những góc cảnh đẹp như thiên đường với những gam màu lung linh, trong trẻo.
Rất nhiều cặp đôi mong muốn được 1 lần đến Lý Sơn, hòn đảo thiên đường ở Quãng Ngãi và hiện thực hóa ước mơ chụp ảnh cưới ở đây. Nhưng có lẽ vì chi phí hạn hẹp nên mong muốn đó rồi cũng bị bỏ lỡ.
Tuy nhiên, theo như chúng tôi khảo sát tại nhiều studio trên địa bàn Đà Nẵng, nhiều nhiếp ảnh gia cho hay chi phí thực hiện bộ ảnh cưới ở Lý Sơn không hề đắt 1 chút nào.
1 bộ ảnh cưới chụp tại Lý Sơn có giá trọn gói là 16 triệu đồng (gồm 40 trang ảnh, 1 DVD slideshow, 2 ảnh kích cỡ 60x90cm và 1 DVD ảnh gốc). Đây là mức giá bình dân với mặt bằng chung hiện nay.
Tuy nhiên, để đến Lý Sơn thường phát sinh thêm một số chi phí khác. 16 triệu đồng chỉ là chi phí make-up, chụp ảnh, in ấn còn việc đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi cô dâu, chú rể sẽ phải tự túc.
Nếu muốn giao trọn gói tất cả việc đi lại, ăn uống... cho ê-kip ảnh cưới, cặp đôi sẽ phải chi thêm 4 - 5 triệu đồng. Một ê-kip ảnh cưới thường gồm ít nhất 3 người: 2 nhiếp ảnh và 1 make-up.
Chi phí di chuyển từ Đà Nẵng đến Sa Kỳ (Quảng Ngãi) khoảng 100.000 đồng/người, tiếp tục di chuyển đến Lý Sơn khoảng 100.000 đồng/người.
Sau đó, các cặp đôi có thể thuê phòng nghỉ với giá 250.000 đồng/ngày, ở homestay sẽ rẻ hơn khoảng 100.000 đồng/đêm.
Chi phí ăn uống cũng không có sự biến động so với trong đất liền, khoảng 50.000 đồng/người/bữa ăn.
Chụp ảnh cưới tại Lý Sơn thường ở 2 nơi chính là đảo lớn và đảo bé, để đến những nơi này bạn phải thuê tàu, chi phí khứ hồi khoảng 80.000 đồng/người. Tiếp đó, bạn sẽ thuê xe để di chuyển quanh đảo này 200.000 đồng cho cả ê-kip.
Như vậy, cặp đôi sẽ mất cỡ 20 triệu đồng cho toàn bộ chi phí chụp ảnh cưới ở Lý Sơn.
Thời gian nán lại nơi này khoảng 1,5 ngày. Tuy nhiên, thường thì các cặp sẽ ở lại đây thêm vài ngày để khám phá như một cách tận dụng chuyến đi của mình.
Hãy cùng xem thêm những bức ảnh cưới tuyệt đẹp mà các bạn có thể chụp được ở hòn đảo vạn người mê này.
>> Kinh nghiệm du lịch 30/4: Làm sao để có kỳ nghỉ tốt đẹp?
Ảnh: Le Petit Prince
Theo Tài Teen/Baodatviet.vn
Kinh nghiệm du lịch 30/4: Làm sao để có kỳ nghỉ tốt đẹp?
Kinh nghiệm du lịch 30/4 cho thấy, gần như điểm đến nào cũng đông nghẹt khách. Chọn đúng địa điểm sẽ quyết định 50% thành công của chuyến đi.
Tôi không bao giờ chọn những nơi nổi tiếng như Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa, Hà Giang…vì chưa đi, tôi đã biết chắc là sẽ thảm bại. Vậy ta nên đi đâu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5?
Nếu thích đi vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, ở khu vực miền Nam, bên cạnh Đà Lạt vẫn còn có Bảo Lộc (cùng tỉnh Lâm Đồng), cách TP HCM 180 km, gần hơn rất nhiều. Xa hơn chút nữa, bạn hãy tới Buôn Mê Thuột, Pleiku hoặc Măng Đen của Kon Tum. Những nơi này sẽ có rất ít du khách. Chỉ những ai yêu thích thiên nhiên, muốn được trải nghiệm nhiều hơn là việc vui chơi, giải trí đơn thuần mới tới đây.
Còn nếu bạn thích đi du lịch biển? Hãy bỏ qua những cái tên như Phú Quốc, Nam Du, Đảo Lý Sơn, Bình Ba, Đà Nẵng. Lý do? Đông lắm. Biển những nơi này quá đẹp, tuy nhiên bạn hãy đến vào những dịp thấp điểm. Những điểm thay thế có thể là: khu vực Bình Tiên, hang Rái của Ninh Thuận, đảo Phú Quý của Bình Thuận, biển ở Tuy Hòa tuyệt đẹp và cực kỳ hoang sơ, Eo Gió, Kỳ Co của Bình Định, biển Lăng Cô - Huế…
Bạn nào yêu thích du lịch mạo hiểm, muốn hòa mình với thiên nhiên hoang dã, không đâu bằng Quảng Bình với tâm điểm là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài Sơn Đoòng quá nổi tiếng và có yêu cầu của riêng, các điểm khác như hang Tối, hang Tú Làn, hang Én có chi phí rẻ hơn rất nhiều nhưng cũng rất kỳ vĩ, ấn tượng.
Đợt 30/4 năm ngoái, tôi cũng cân nhắc khá nhiều chỗ cho chuyến đi của mình, đặt lên đặt xuống, cuối cùng tôi chọn Phú Yên. Thật tuyệt vời, khách du lịch rất ít, đường phố rộng rãi, thông thoáng, ăn uống rất rẻ, không hề có chặt chém. Giá phòng ổn định và tôi đã đặt trước đó từ một tháng.
Phượt bằng xe máy hay đi xe khách?
Với những điểm du lịch gần với nơi bạn sinh sống, dưới 300 km, tôi ủng hộ di chuyển bằng xe máy cho chủ động và trải nghiệm được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên quãng đường xa quá, bạn hãy chọn xe khách hoặc các phương tiện khác, rồi thuê xe máy sau. Tuy chi phí có cao hơn một chút,bù lại các bạn tiết kiệm được thời gian và bảo vệ được sức khỏe.
Như đã nói ở trên, khi tôi đi phượt Phú Yên dịp lễ 30/4, tôi sống ở Sài Gòn, muốn đến đây phải vượt qua quãng đường hơn 500 km. Tôi chọn xe bus: 18h lên xe và 6h hôm sau là tới Tuy Hòa. Tôi đã đặt thuê phòng và xe trước, ra đây lấy xe máy phóng đi khắp nơi, rất tự do và thoải mái.
Chọn phòng như thế nào cho rẻ?
Với anh em đi du lịch bụi, việc tiết kiệm chi phí cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm, trong đó chi phí cho việc lưu trú chiếm khá lớn. Liệu bạn có tìm được phòng tốt, vị trí trung tâm, giá rẻ? Có, nhưng phải tốn nhiều thời gian, công sức và cần sự nhạy bén.
Trước tiên, trước ngày đi khoảng 2 tháng, hãy lên kế hoạch cho hành trình, và bắt đầu công cuộc tìm phòng. Tôi thường tìm trên các website đặt phòng trực tuyến. Cách này vừa nhanh, hình ảnh trực quan, sinh động, có đủ thông tin về giá, địa điểm, dịch vụ kèm theo, bao gồm và không bao gồm. Phần đánh giá của du khách từng ở là kênh tham khảo chính của tôi trong việc có quyết định đặt phòng hay không.
Gần như lần nào tôi cũng gặp may mắn. Ở Phú Yên, tôi đặt một khách sạn ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, giá chỉ 180.000 đồng một đêm. Phòng sạch sẽ, rộng, hướng nhìn ra cánh đồng và núi Chóp Chài. Nhân viên rất thân thiện và giúp đỡ tôi khá nhiều. Một lần khác tôi đặt phòng ở Bảo Lộc, giá 150.000 đồng một đêm, cái giá không thể rẻ hơn nữa mà chất lượng so với giá thành thì quá khác nhau.
Vấn đề chặt chém giải quyết ra sao?
Nhìn chung, những điểm du lịch lớn vào dịp lễ 30/4 cũng xảy ra tình trạng chặt chém du khách, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để lại ấn tượng không tốt. Tôi không đến những nơi quá đông du khách nên hiếm khi rơi vào trường hợp này. Tuy nhiên, nếu đi du lịch ở đó, các bạn nên tham khảo một số điều như sau.
Trước khi đi, nhớ tìm hiểu về những nơi từng bị phản ánh về chặt chém. Điều này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi việc bỏ cái tên đó và thay vào một cái tên hoàn toàn mới là điều rất dễ dàng. Hãy vào quán có nhiều biển số xe địa phương và người địa phương. Nhiều bạn thấy quán toàn xe biển số địa phương nhưng đâu biết rằng toàn du khách thuê xe tự chạy.
Tìm thực đơn của quán, trên menu sẽ đi kèm với giá luôn, nhưng các quán hay thòng thêm câu "Giá thay đổi theo thời điểm". Đây cũng là cái cớ, nếu quán nâng giá, các bạn cũng không thể cãi được. Hãy lưu sẵn số điện thoại đường dây nóng các cơ quan chức năng. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, hãy gọi điện phản ánh để được hỗ trợ kịp thời.
Làm sao khi khu vui chơi, giải trí, điểm du lịch quá tải?
Dịp 30/4, đi Nha Trang, Đà Lạt, chen các chỗ như Vinpearl, núi Lang Biang thì chả khác nào vào đó nhìn nhau rồi về, vì quá đông. Nhưng nếu muốn đi quá, bạn hãy chọn đi sớm một chút, tránh những giờ cao điểm. Bản thân tôi chọn những nơi ít người đi hơn. Ở Phú Yên, đông nhất vẫn là khu vực ghềnh đá dĩa, nhưng tôi lại dành nhiều thời gian hơn cho việc tham quan các khu vực lân cận như làng chài, đồng lúa, vừa thoải mái vừa tận hưởng không gian trong lành của đồng quê.
Trong khi mọi người đang đổ dồn về bãi Môn và hải đăng mũi Điện, tôi chạy thẳng tới vịnh Vũng Rô, đèo Cả, sau đó đi đường quốc lộ về lại Tuy Hòa, dọc đường tha hồ chụp những cánh đồng lúa mênh mông của đồng bằng duyên hải miền Trung. Tự mình cân đối lộ trình và thời gian để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúc mọi người có một kỳ nghỉ lễ 30/4 thật thoải mái và vui vẻ.
Độc giả Nguyễn Hải Vinh
Theo: Zing
Tôi không bao giờ chọn những nơi nổi tiếng như Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Sa Pa, Hà Giang…vì chưa đi, tôi đã biết chắc là sẽ thảm bại. Vậy ta nên đi đâu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5?
Nếu thích đi vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, ở khu vực miền Nam, bên cạnh Đà Lạt vẫn còn có Bảo Lộc (cùng tỉnh Lâm Đồng), cách TP HCM 180 km, gần hơn rất nhiều. Xa hơn chút nữa, bạn hãy tới Buôn Mê Thuột, Pleiku hoặc Măng Đen của Kon Tum. Những nơi này sẽ có rất ít du khách. Chỉ những ai yêu thích thiên nhiên, muốn được trải nghiệm nhiều hơn là việc vui chơi, giải trí đơn thuần mới tới đây.
Còn nếu bạn thích đi du lịch biển? Hãy bỏ qua những cái tên như Phú Quốc, Nam Du, Đảo Lý Sơn, Bình Ba, Đà Nẵng. Lý do? Đông lắm. Biển những nơi này quá đẹp, tuy nhiên bạn hãy đến vào những dịp thấp điểm. Những điểm thay thế có thể là: khu vực Bình Tiên, hang Rái của Ninh Thuận, đảo Phú Quý của Bình Thuận, biển ở Tuy Hòa tuyệt đẹp và cực kỳ hoang sơ, Eo Gió, Kỳ Co của Bình Định, biển Lăng Cô - Huế…
Bạn nào yêu thích du lịch mạo hiểm, muốn hòa mình với thiên nhiên hoang dã, không đâu bằng Quảng Bình với tâm điểm là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài Sơn Đoòng quá nổi tiếng và có yêu cầu của riêng, các điểm khác như hang Tối, hang Tú Làn, hang Én có chi phí rẻ hơn rất nhiều nhưng cũng rất kỳ vĩ, ấn tượng.
Đợt 30/4 năm ngoái, tôi cũng cân nhắc khá nhiều chỗ cho chuyến đi của mình, đặt lên đặt xuống, cuối cùng tôi chọn Phú Yên. Thật tuyệt vời, khách du lịch rất ít, đường phố rộng rãi, thông thoáng, ăn uống rất rẻ, không hề có chặt chém. Giá phòng ổn định và tôi đã đặt trước đó từ một tháng.
Phượt bằng xe máy hay đi xe khách?
Với những điểm du lịch gần với nơi bạn sinh sống, dưới 300 km, tôi ủng hộ di chuyển bằng xe máy cho chủ động và trải nghiệm được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên quãng đường xa quá, bạn hãy chọn xe khách hoặc các phương tiện khác, rồi thuê xe máy sau. Tuy chi phí có cao hơn một chút,bù lại các bạn tiết kiệm được thời gian và bảo vệ được sức khỏe.
Như đã nói ở trên, khi tôi đi phượt Phú Yên dịp lễ 30/4, tôi sống ở Sài Gòn, muốn đến đây phải vượt qua quãng đường hơn 500 km. Tôi chọn xe bus: 18h lên xe và 6h hôm sau là tới Tuy Hòa. Tôi đã đặt thuê phòng và xe trước, ra đây lấy xe máy phóng đi khắp nơi, rất tự do và thoải mái.
Chọn phòng như thế nào cho rẻ?
Với anh em đi du lịch bụi, việc tiết kiệm chi phí cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm, trong đó chi phí cho việc lưu trú chiếm khá lớn. Liệu bạn có tìm được phòng tốt, vị trí trung tâm, giá rẻ? Có, nhưng phải tốn nhiều thời gian, công sức và cần sự nhạy bén.
Trước tiên, trước ngày đi khoảng 2 tháng, hãy lên kế hoạch cho hành trình, và bắt đầu công cuộc tìm phòng. Tôi thường tìm trên các website đặt phòng trực tuyến. Cách này vừa nhanh, hình ảnh trực quan, sinh động, có đủ thông tin về giá, địa điểm, dịch vụ kèm theo, bao gồm và không bao gồm. Phần đánh giá của du khách từng ở là kênh tham khảo chính của tôi trong việc có quyết định đặt phòng hay không.
Gần như lần nào tôi cũng gặp may mắn. Ở Phú Yên, tôi đặt một khách sạn ở trung tâm thành phố Tuy Hòa, giá chỉ 180.000 đồng một đêm. Phòng sạch sẽ, rộng, hướng nhìn ra cánh đồng và núi Chóp Chài. Nhân viên rất thân thiện và giúp đỡ tôi khá nhiều. Một lần khác tôi đặt phòng ở Bảo Lộc, giá 150.000 đồng một đêm, cái giá không thể rẻ hơn nữa mà chất lượng so với giá thành thì quá khác nhau.
Vấn đề chặt chém giải quyết ra sao?
Nhìn chung, những điểm du lịch lớn vào dịp lễ 30/4 cũng xảy ra tình trạng chặt chém du khách, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để lại ấn tượng không tốt. Tôi không đến những nơi quá đông du khách nên hiếm khi rơi vào trường hợp này. Tuy nhiên, nếu đi du lịch ở đó, các bạn nên tham khảo một số điều như sau.
Trước khi đi, nhớ tìm hiểu về những nơi từng bị phản ánh về chặt chém. Điều này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi việc bỏ cái tên đó và thay vào một cái tên hoàn toàn mới là điều rất dễ dàng. Hãy vào quán có nhiều biển số xe địa phương và người địa phương. Nhiều bạn thấy quán toàn xe biển số địa phương nhưng đâu biết rằng toàn du khách thuê xe tự chạy.
Tìm thực đơn của quán, trên menu sẽ đi kèm với giá luôn, nhưng các quán hay thòng thêm câu "Giá thay đổi theo thời điểm". Đây cũng là cái cớ, nếu quán nâng giá, các bạn cũng không thể cãi được. Hãy lưu sẵn số điện thoại đường dây nóng các cơ quan chức năng. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, hãy gọi điện phản ánh để được hỗ trợ kịp thời.
Làm sao khi khu vui chơi, giải trí, điểm du lịch quá tải?
Dịp 30/4, đi Nha Trang, Đà Lạt, chen các chỗ như Vinpearl, núi Lang Biang thì chả khác nào vào đó nhìn nhau rồi về, vì quá đông. Nhưng nếu muốn đi quá, bạn hãy chọn đi sớm một chút, tránh những giờ cao điểm. Bản thân tôi chọn những nơi ít người đi hơn. Ở Phú Yên, đông nhất vẫn là khu vực ghềnh đá dĩa, nhưng tôi lại dành nhiều thời gian hơn cho việc tham quan các khu vực lân cận như làng chài, đồng lúa, vừa thoải mái vừa tận hưởng không gian trong lành của đồng quê.
Trong khi mọi người đang đổ dồn về bãi Môn và hải đăng mũi Điện, tôi chạy thẳng tới vịnh Vũng Rô, đèo Cả, sau đó đi đường quốc lộ về lại Tuy Hòa, dọc đường tha hồ chụp những cánh đồng lúa mênh mông của đồng bằng duyên hải miền Trung. Tự mình cân đối lộ trình và thời gian để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Chúc mọi người có một kỳ nghỉ lễ 30/4 thật thoải mái và vui vẻ.
Độc giả Nguyễn Hải Vinh
Theo: Zing
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)